Quảng Nam: Người nuôi tôm "bơi" giữa dự án "treo"

Một loạt các hộ nuôi tôm trên địa bàn xã Cẩm Hà, P. Cẩm Châu, TP. Hội An và P. Điện Dương, thị xã Điện Bàn ( Quảng Nam) gắn bó “mật thiết “ với nghề nuôi tôm đã hàng chục năm nay, coi đây là kế sinh nhai. Tuy nhiên, với điều kiện thời tiết ngày càng bất thường, cùng với đó là các dự án "treo" khiến người nuôi tôm phải “ tự bơi”, thậm chí có nhiều người đã trắng tay…

trại tôm
Một trại tôm tại P. Cẩm Châu

Khóc vì con giống

Tại địa bàn P. Điện Dương, thị xã Điện Bàn, những ngày gần đây, nhiều hộ nuôi tôm thẻ chân trắng phải gắng gượng tiếp tục “đánh bạc” bằng cách nạo vét hồ, thả tôm trái mùa ở vụ 3.

“Vừa qua, trước điều kiện thời tiết nắng nóng, cùng với đó là mẻ tôm giống không tốt, nhiều hộ nuôi tôm đã thua lỗ rất nặng nề. Để gỡ gạc chút ít, chúng tôi phải nạo vét hồ, thả tôm vụ mới, chẳng mấy hy vọng gì ở vụ này, vì đây là vụ nuôi trái mùa”, một số người nuôi tôm tại địa bàn chia sẻ.

Tôm giống được người nuôi mua về thả tùy vào kinh nghiệm của nhiều người trong nghề. Họ cho rằng, người cung cấp giống ai cũng muốn tôm tốt, không bệnh tật vì đây là mối làm ăn quen thuộc. Mỗi khi đi bắt con giống, nhiều chủ trại tôm thường quan sát bằng mắt thường, dựa trên kinh nghiệm để chọn giống, ít quan tâm về khoa học kỹ thuật.

Ông Lương Sơn- Chủ tịch UBND P. Cẩm Châu,TP.Hội An, cho biết:” Tại địa bàn có khoảng 40ha diện tích nuôi tôm. Vấn đề mấu chốt quan trọng ở nghề này là con giống, về việc này thì người nuôi tôm tự tìm mối quen để mua”.

Cũng theo ông này, về con giống thì chính quyền khó có thể can thiệp vì ở đây tự người dân liên hệ đầu mối quen thuộc. Chính quyền hỏi giống này đã kiểm định chưa thì người dân nói rằng đã được kiểm định, nên vấn đề chủ động về con giống là tùy từng người dân. Người lấy giống nơi này, người lấy nơi kia nên về địa điểm cũng chẳng cụ thể.

Trị “ thời tiết bất thường” nhưng lại vướng dự án

Vừa qua một loạt các hộ nuôi tôm trên địa bàn đã thua lỗ nặng nề trước cơn mưa bất thường cuối tháng 3, rồi đến vụ sau lại “ dính“ phải thời tiết khô hạn kéo dài.

Ông Lương Sơn- Chủ tịch P.Cẩm Châu, TP. Hội An trăn trở: ”Tội người nuôi tôm lắm, họ nuôi vậy chứ may rủi thì không lường trước. Hôm nay có thể lời vài chục triệu, nhưng vụ sau mà thua lỗ, có khi trắng tay. Nghề này, khó mà ổn định được”.

Tại địa bàn P. Cẩm Châu, người nuôi tôm đang vừa làm lại vừa lo, họ chẳng dám đầu tư nạo vét ao hồ. Vì thực tế, người dân nơi đây không dám đầu tư hàng chục triệu đồng cải tạo ao hồ vì diện tích đất này nằm trong vùng dự án, có thể bị thu hồi giao cho nhà đầu tư bất cứ khi nào.

“Hơn 7 năm về trước, diện tích này được công ty Địa ốc Đất Việt đầu tư với dự án khu hồ Sịn. Tuy nhiên, nhà đầu tư không có năng lực triển khai nên cách đây 2 năm, chính quyền tỉnh Quảng Nam đã ra quyết đinh thu hồi. Kể từ đó đến nay, người dân có muốn nạo vét ao hồ cũng không dám vì sợ vướng phải dự án trong một ngày nào đó không xa”- Ông Sơn nói.

Tương tự, tại xã Cẩm Hà, TP. Hội An và P. Điện Dương, thị xã địa bàn, nhiều hộ nuôi tôm nơi đây, có nhiều người muốn nạo vét ao hồ để tạo môi trường thông thoáng cho tôm dễ phát triển và mặc khác là giúp tôm cải thiện khả năng chống chịu với thời tiết mưa nắng bất thường.

Tuy nhiên, nhiều hộ thì than rằng vì không có tiền để nạo vét ao hồ, người khác thì nói dự án nạo vét sông Cổ Cò rồi các dự án khác treo bao lâu nay, chưa biết được bất chợt một ngày họ thu hồi đất để làm dự án thì nạo vét ao hồ tiêu tốn hàng chục triệu đồng cũng như không.

Đơn cử, như dự án Khu tái định cư Làng chài tại P. Điện Dương có diện tích quy hoạch là 25ha, 251 hộ bị ảnh hưởng trong đó có 54 hộ trại tôm đến nay vẫn dở dang. Hay dự án Tổ hợp khách sạn, nhà ở sinh thái CYAN của công ty Lũng Lô 5, cũng tại phường này có tổng diện tích 24,4 ha với 536 hộ dân bị ảnh hưởng trong đó có 127 hộ trại tôm và cây cối.

chuẩn bị ao vụ mới

Thời tiết nắng nóng vừa qua khiến tôm chết nên nhiều hộ tại P. Điện Dương phải thu hoạch sớm rồi cải tạo lại ao hồ thả tôm vụ mới

thời tiết nắng nóng

Thời tiết nắng nóng vừa qua khiến tôm chết nên nhiều hộ tại P. Điện Dương phải thu hoạch sớm rồi cải tạo lại ao hồ thả tôm vụ mới

ao hồ đang cải tạo

Thời tiết nắng nóng vừa qua khiến tôm chết nên nhiều hộ tại P. Điện Dương phải thu hoạch sớm rồi cải tạo lại ao hồ thả tôm vụ mới

cào bùn đáy ao

Thời tiết nắng nóng vừa qua khiến tôm chết nên nhiều hộ tại P. Điện Dương phải thu hoạch sớm rồi cải tạo lại ao hồ thả tôm vụ mới

Báo Lao Động, 30/06/2015
Đăng ngày 01/07/2015
Phước Bình

Bí đỏ bổ sung chất dinh dưỡng cho tôm

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc cung cấp đầy đủ và cân đối chất dinh dưỡng cho tôm nuôi là yếu tố then chốt quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Gần đây, việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm kiếm và có giá trị dinh dưỡng cao như bí đỏ đã được nhiều người nuôi tôm áp dụng và đạt hiệu quả tích cực.

Bí đỏ
• 09:41 14/06/2024

Những điều cần biết khi nuôi tôm quảng canh và quảng canh cải tiến

Ngày nay, diện tích nuôi tôm quảng canh dần ít đi, thay vào đó là áp dụng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến phổ biến rộng rãi. Vậy nó có khác với cách nuôi tôm quảng canh và có những điều gì cần phải lưu ý khi nuôi. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi quảng canh
• 09:59 13/06/2024

Các tiêu chí đánh giá chất lượng vi sinh sau ủ

Để có thể tạo hệ vi sinh cho ao tôm, người nuôi dùng cách ủ các loại men vi sinh và tạt vào nước ao nuôi. Tuy nhiên, quá trình ủ đòi hỏi người nuôi phải có loại vi sinh chất lượng cũng như các nguyên liệu kèm theo với tỉ lệ phù hợp. Hôm nay cùng Tép Bạc tìm hiểu các tiêu chí đánh giá chất lượng vi sinh sau khi ủ như thế nào nhé.

Men vi sinh
• 09:42 13/06/2024

Giải pháp làm giá thể trú ẩn cho tôm cua cá tự nhiên

Việc tạo ra các giá thể trú ẩn là một yếu tố quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển các loài thủy sinh tự nhiên như tôm, cua và cá. Sau đây, Tép Bạc sẽ mang đến một số giải pháp hiệu quả để làm giá thể trú ẩn, phù hợp với điều kiện tự nhiên và nguồn lực sẵn có.

Rễ đước
• 10:37 12/06/2024

Giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm

Nuôi tôm gặp khó khăn lớn là chưa xác định được nguyên nhân chính gây bùng phát dịch bệnh (con giống, môi trường hay thời tiết?) nên việc chẩn đoán nhanh bệnh tôm đang là con đường hạn chế thiệt hại. Một số cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp đã đưa ra giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm được người nuôi áp dụng.

Tôm
• 23:58 16/06/2024

Những phát hiện gần đây về nhiễm EHP ở tôm

Đánh giá này trình bày chi tiết những phát hiện gần đây liên quan đến nhiễm EHP ở các trang trại nuôi tôm, bao gồm ảnh hưởng của nó đến hệ miễn dịch, tiêu hóa, trao đổi chất, sinh lý và tăng trưởng của tôm.

Tôm bệnh
• 23:58 16/06/2024

Sử dụng hỗn hợp prebiotic trong Thủy sản: Kháng bệnh và miễn dịch

Hỗn hợp prebiotic, sự kết hợp β-glucan và MOS đã được báo cáo rộng rãi trong nhiều nghiên cứu rằng nó có thể làm tăng khả năng kháng bệnh của nhiều loại động vật thủy sản.

Cá nuôi
• 23:58 16/06/2024

Sử dụng hỗn hợp prebiotic trong Thủy sản: Sức khỏe và Tăng trưởng

Việc áp dụng prebiotic làm phụ gia thức ăn là một trong những cách khắc phục tình trạng lạm dụng kháng sinh trong quản lý sức khỏe loài thủy sản (Kari và cộng sự, 2021; Song và cộng sự, 2014; Zulhisyam và cộng sự, 2020).

Cá nuôi
• 23:58 16/06/2024

Cơ hội xuất khẩu thủy sản năm 2024 - 2025

Ngành thủy sản Việt Nam là ngành mới nổi với số lượng rất lớn và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Năm 2022, khối lượng xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD là cột mốc quan trọng; chúng tôi đặt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2024 và 12 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, ngành thủy sản cần một chiến lược dài hạn toàn diện và sự hỗ trợ rộng rãi từ mọi phía để giúp họ đảm bảo những gì họ muốn đạt được trong giai đoạn giữa 2024 và 2025.

Cá
• 23:58 16/06/2024
Some text some message..